Cây
cối có thể nghĩ, nói và hiểu ý bạn:
Nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng
Tara MacIsaac, Epoch
Times
Dịch giả: Nam Hoàng - Việt Đại Kỷ Nguyên
Dịch giả: Nam Hoàng - Việt Đại Kỷ Nguyên
Nghiên cứu mới, được thực hiện bởi một nhóm những khoa học gia tại
Trường Đại học Tây Úc (University
of Western Australia –
UWA), cho thấy cây cối có trí nhớ dài hạn. Nghiên cứu này góp phần khẳng định
cây cối có những quá trình tư duy cao cấp, bao gồm khả năng cảm thụ sợ hãi và
vui mừng, khả năng giao tiếp, và thậm chí là khả năng đọc được suy nghĩ của
bạn.
Hoàng tử Charles có lần đã nói rằng ông trò chuyện với cây cối và chúng
đáp trả. Theo như một bài báo trên Economist đưa tin về nghiên cứu của nhóm
khoa học gia tại UWA đối với trí nhớ của thực vật, thì khi xưa Hoàng tử Charles
đã bị nhạo báng bởi tuyên bố của mình, nhưng có lẽ không bao lâu nữa ông sẽ
được bào chữa.
Dưới đây là một khảo sát về ý thức của thực vật.
1.
Thực vật có trí nhớ dài hạn: nghiên cứu mới
Tiến sỹ Monica Gagliano là người đứng đầu nghiên cứu này tại UWA, được
công bố trên tạp chí Oecologia.
Bà và cộng sự đã ném những cây Mimosa pudica đang trồng trong chậu xuống
miếng nệm bọt biển, từ một độ cao có thể khiến những cây này bất ngờ, nhưng
không gây nguy hại cho chúng. Những cây Mimosa này có một đặc tính: chúng khép
lá lại khi gặp nguy hiểm, vì thế chúng ta có thể dễ dàng quan sát phản ứng của
chúng đối với các kích thích.
Điều mà các khoa học gia muốn khám phá là: liệu những cây này có thể
nhận thức được rằng việc này không gây hại cho chúng. Họ cũng muốn biết liệu chúng
có thể nhớ về điều này trong một khoảng thời gian dài hay không.
Những cây Mimosa này đã thôi không phản ứng nữa sau vài cú ném, cho thấy
chúng đã học được rằng việc này không gây nguy hiểm. Để đảm bảo rằng không phải
là những cây này bị mệt khiến chúng không thể phản ứng lại, các khoa học gia sử
dụng một kích thích khác mà những cây này có phản ứng ngay lập tức.
Các thí nghiệm được thực hiện trên nhiều cây trong nhiều khoảng thời
gian khác nhau.
Một số cây được để yên trong vòng 28 ngày kể từ lần thí nghiệm đầu tiên.
Sau rất nhiều ngày như thế, những cây này vẫn nhớ ra bài học này và không phản
ứng lại với việc bị ném, mặc dù chúng có phản ứng với những kích thích khác.
Làm sao mà thực vật có thể suy nghĩ, trong khi chúng không có não bộ?
Mặc dù thực vật không có não và hệ thống thần kinh như những sinh vật có
chức năng tư duy cao hơn, các khoa học gia đang bắt đầu đưa ra những hệ thống
giả thuyết khác. Chẳng hạn như, theo những giải thích của Economist, thực vật
có những đường dẫn nhỏ, qua đó chúng có thể truyền dẫn thông tin dưới dạng tín
hiệu điện tử.
2.
Cây cối có cảm giác
Kể từ khi Cleve Backster công bố một phát hiện gây ngạc nhiên lớn vào
năm 1966, đã bắt đầu một trào lưu người ta nói chuyện với cây cối ở quanh nhà.
Backster đã từng là chuyên viên phát hiện nói dối của CIA, ông là người
đã phát triển kỹ thuật phát hiện nói dối, vẫn được quân đội và các cơ quan
chính phủ Mỹ sử dụng cho đến ngày nay. Ông đã làm một thí nghiệm lên cây ngưu thiệt
lan hoa (Dracaena), được mô tả trong cuốn sách của ông Cuộc Sống Bí Ẩn của Thực
Vật.
Ông lấy hai cây Dracaena rồi gắn máy dò nói dối vào một cây. Sau đó, ông
yêu cầu một người giẫm vào cây kia. Chiếc máy phát hiện nói dối thể hiện rằng
cây Dracaena đang hoảng sợ khi phải chứng kiến cảnh tượng cây bên cạnh bị giẫm
đạp.
Backster làm nghiên cứu sâu hơn. Cái cây đã có biểu hiện sợ hãi được
kiểm tra lại. Nhiều người đi vào căn phòng có đặt chậu cây này, bao gồm cả
người đã giẫm lên cây kia. Máy phát hiện nói dối không cho ra phản ứng gì đối
với những người khác, nhưng khi chính người kia bước vào phòng, nó lại sợ hãi.
Có vẻ như nó đã nhận ra được người kia.
Backster cũng phát hiện được thực vật biểu hiện sự vui sướng khi chúng
được tưới nước, và chúng thậm chí có khả năng đọc được suy nghĩ của con người.
3.
Thực vật có thể đọc suy nghĩ
Một lần, khi Backster đang nghĩ về việc sẽ làm thí nghiệm nào tiếp theo,
ông nghĩ đến việc đốt lá cây để xem chúng phản ứng ra sao. Ngay khi ông nghĩ
đến việc làm hại nó, máy phát hiện nói dối cho thấy cây này có phản ứng sợ hãi.
Những phát hiện của Backster đã được lặp lại bởi các khoa học gia khác,
bao gồm nhà khoa học người Nga Alexander Dubrov và Marcel Vodel, người lúc ấy
đang làm việc tại IBM.
Epoch Times đã có một cuộc phỏng vấn chuyên sâu với Backster trước khi
ông mất. Xem loạt 2 bài tiếng Anh tại đây : Primary Perception: Look Into ‘The
Secret Life of Plants’
4.
Cây cối có thể trò chuyện
Truyền thông giao tiếp giữa thực vật là một lĩnh vực nghiên cứu đang
phát triển. Tiến sỹ Gagliano mới đây đã tiến hành nghiên cứu về chủ đề này.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Oxford năm 2012, Gagliano giải thích rằng từ
lâu chúng ta đã biết rằng thực vật tạo ra các sóng âm thanh.
Nhiều người nghĩ rằng những sóng âm thanh này chỉ là sản phẩm ngẫu nhiên
trong phản ứng dehydrate (loại bỏ nước) của thực vật, hơn là với mục đích
truyền thông. Nhưng Gagliano không dám quả quyết như vậy.
Bà cho rằng đó là cách thực vật truyền thông với nhau. Quá trình tạo
sóng âm thanh này được thừa nhận rộng rãi với tên gọi là sự sủi bọng bóng nước.
Nó diễn ra khi thực vật dehydrate và ứng suất nước tăng. Tuy nhiên, Gagliano
nói «Các tín hiệu âm thanh phát ra từ
thực vật nhiều đến nỗi dường như mỗi trường hợp âm thanh không thể nào lại chỉ
tượng trưng cho sự sủi bong bóng nước … trên thực tế, bằng chứng gần đây cho
thấy thực vật tạo ra âm thanh một cách độc lập với các quá trình có liên quan
đến sủi bong bóng nước và dehydrate.»
Bà dẫn chứng nghiên cứu cho thấy một số sóng âm thanh có thể được tạo
thành từ một hệ thống lớn bong bóng của những ống gỗ.
«Mặc dù những cơ chế cơ bản và gần
giống nhất được sử dụng bởi động vật để cảm thụ môi trường xung quanh và truyền
thông với nhau từ lâu đã là một chủ đề khoa học rất được quan tâm, đã có những
nghiên cứu về truyền thông giữa thực vật, nhưng chúng vẫn chưa được cấp tiến và
chưa được đón nhận,» Gagliano viết. «Đây
chỉ là nghiên cứu về âm thanh của thực vật; và điều đó thật đáng kinh ngạc nếu
chúng ta suy xét rằng khả năng cảm thụ âm thanh và rung động là một phương thức
kế thừa gene cảm thụ từ thời cổ đại, đằng sau tổ chức hành vi của tất cả muôn
loài và quan hệ của chúng với môi trường.»
Tara MacIsaac, Epoch
Times
Dịch giả: Nam Hoàng - Việt Đại Kỷ Nguyên
Dịch giả: Nam Hoàng - Việt Đại Kỷ Nguyên
No comments:
Post a Comment