Friday, March 13, 2020

NCK-va-cuoc-dau-tranh



Nguyễn Chính Kết và cuộc đấu tranh
cho tự do dân chủ nhân quyền

Tôi là Nguyễn Chính Kết, ba của cháu Nguyễn Chính Huyền Vi.
Tôi bắt đầu đấu tranh khởi đầu cho tự do tôn giáo vào tháng 2/2001 để ủng hộ cuộc đấu tranh của Linh mục Nguyễn Văn Lý vào cuối năm 2000. Tôi đấu tranh bằng những bài viết được gửi cho hàng trăm người qua email và được nhiều người phổ biến lên mạng [1]
[1]    Đấu tranh cho tự do tôn giáo với một số bài viết: 
    http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2008/01/th-gp-cho-hgmvn-nhn-dp-hp-vo-thng-9.html 
    http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2008/01/th-gi-hi-ng-gmvn-v-v-x-n-cha-l-httpwww.html
    http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2008/01/th-ng-h-gio-phn-h-ni-ang-u-tranh-bo-v-t.html 
    http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2008/01/gp-cho-i-hi-hi-ng-nim-tin-httpwww.html 
    http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2008/01/nh-nc-cn-tha-mn-nhu-cu-tn-gio-ca-ngi-dn.html 
  https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ReligiousFreedomInVietnam_GMinh-20060330.html 
    v.v...
Rồi vào tháng 4/2001, tôi bị công an xét nhà, tịch thu các máy vi tính, và bị thẩm vấn nhiều ngày tại trụ sở công an quận Gò Vấp về những tài liệu nói về những sai trái của chế độ do tôi viết và những bài khác tôi lưu trữ [2]
[2]    Trích một đoạn trong trang web:
http://vntaiwan.catholic.org.tw/y2vienam/tongiao45.htm

«b- Thứ đến, có hai người bạn của cha Lý cũng đang phải khổ sở vì ủng hộ cuộc đấu tranh của ngài mà có lẽ lâu nay ít người biết tới hoàn cảnh của họ. Chúng tôi muốn nói đến hai nhà trí thức công giáo tại Sài gòn: giáo sư Ðỗ Hữu Nghiêm và giáo sư Nguyễn Chính Kết. Ai đã từng lên mạng Internet thì chẳng xa lạ với hai cây bút uyên thâm, sâu sắc và phong phú  này. Sau khi cha Lý phát động cuộc đấu tranh, hai giáo sư đã nhảy vào cuộc bằng những bài viết ủng hộ lập trường vị linh mục đồng thời mời mọi cấp và mọi giới trong Giáo hội Việt Nam cũng hãy làm như mình. Một niềm vinh dự cho giáo phận Sài gòn! Hai giáo sư cũng thẳng thắn kêu gọi nhà nước và đảng CSVN hãy thực thi dân chủ, chấp nhận đối lập, cho người dân góp tiếng nói và hành động để xây dựng quê hương. Chính vì cái "tội" đó mà hai vị đã bị "mời đi làm việc" (thẩm vấn) tại UBND quận Gò Vấp ngày 5-4-2001. Trước khi nhận được giấy mời thì điện thoại và email của 2 vị đã bị cúp. Tối hôm đó giáo sư Nguyễn Chính Kết còn bị xét nhà, bị tạm giữ máy vi tính (cùng 98 đĩa mềm, 40 đĩa CD) và một số tài liệu mà cho tới hôm nay vẫn chưa được hoàn trả. Sau đó giáo sư phải làm việc thêm 3 ngày nữa tại Công An quận Gò Vấp nhưng với Công An thành phố để ký nhận những gì được in ra từ máy vi tính của mình (phải tốn hơn một ram giấy). Hai tuần sau phải làm việc thêm 2 ngày nữa để trả lời nhiều câu hỏi. Riêng giáo sư Ðỗ Hữu Nghiêm chỉ bị làm việc buổi chiều 5-4-2001.»
     Trích một đoạn trong trang: http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2008/01/tiu-s-nguyn-chnh-kt-ti-l-nguyn-chnh-kt.html
«Ngày 5-4-2001, tôi – và Giáo sư Đỗ Hữu Nghiêm, người bạn cùng lên tiếng với tôi – bị cúp điện thoại và bị chính quyền mời làm việc với CA thành phố tại Ủy Ban Nhân Quận Gò Vấp từ 2g00 chiều đến 5g30. Lý do khiến anh Nghiêm và tôi bị mời làm việc là vì có người tố cáo rằng tôi – cùng giáo sư Đỗ Hữu Nghiêm – muốn thành lập văn phòng đối lập theo đề nghị của TT Quảng Độ vào đầu năm 2001. Ngay tối hôm đó, tôi bị xét nhà, bị tịch thu máy vi tính, các đĩa CD, đĩa mềm và nhiều sách vở… Suốt tuần lễ sau đó, tôi phải làm việc với công an thành phố tại trụ sở CA quận Gò Vấp về những tài liệu trong máy vi tính của tôi, đặc biệt là bài "Góp ý cho đại hội Đảng lần thứ IX" (đề ngày 26-3-2001). Tất cả những tài liệu có trong máy bị in ra hết. Tôi còn phải làm việc với họ lai rai nhiều tuần và nhiều tháng sau đó, hết làm việc ở CA quận, rồi CA thành phố. Nhiều lần tôi được họ mời đi uống cà phê, và nhiều lần được họ đến tận nhà hỏi thăm sức khỏe, trao đổi quan điểm…»

Ngoài ra, tôi thường bị công an theo dõi, và thỉnh thoảng bị xét nhà ban đêm [3], bị mời đến trụ sở công an quận hay thành phố để thẩm vấn [4], thỉnh thoảng tôi bị công an bắt cóc giữa đường [5] để đưa về đồn công an thẩm vấn hoặc giam giữ. Cuộc đấu tranh của tôi khởi đầu cho tự do tôn giáo, nhưng dần dần chuyển thành đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.
[4]    Bị mời đến trụ sở công an để thẩm vấn:
http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2008/01/ng-nguyn-chnh-kt-b-cng-tra-vn-httpwww.html
[5]    Bị bắt cóc giữa đường: https://vietbao.com/p112a84986/cong-an-bat-nguyen-chinh-ket
«Hôm Thứ Bảy, vào lúc 3 giờ 30 chiều 21-10-2006 tại Việt Nam, Kỷ sư Đỗ Nam Hải và Giáo sư Nguyễn Chính Kết sau khi rời khỏi nhà Mục sư Nguyễn Hồng Quang và đang đi trên đường Trần Não Quận 2, Sài Gòn thì bị công an đi ô-tô chận đường bắt cóc anh Đỗ Nam Hải và GS Nguyễn Chính Kết giữa đường, ép lên xe công an đưa về đồn công an làm việc. Sở dĩ gọi là bắt cóc vì công an không xuất trình được lệnh bắt giam giữ từ cơ quan tư pháp độc lập, mà chỉ dung bào lực và bạo động bắt người giữa ban ngày môt cách phi pháp. (...) Tại đồn công an hai nhà dân chủ nầy đã từ chối làm việc và giữ im lặng. Đến 7:30 tối thì công an buộc phải thả anh Đỗ Nam Hải về nhà, còn anh Nguyễn Chính Kết thì chưa liên lạc được.»

Tháng 4/2006, tôi cộng tác với Linh mục Nguyễn Văn Lý thành lập Khối 8406, rồi sau đó cùng với Kỹ sư Đỗ Nam Hải thành lập Liên Minh Dân Chủ Nhân quyền Việt Nam [6]. Vì thế, tôi lại bị mời thẩm vấn hàng ngày suốt một tháng và bị sách nhiễu nặng nề.
[6]    Bị thẩm vấn vì thành lập Liên Minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam:
https://vietbao.com/a84959/do-nam-hai-nguyen-chinh-ket-bi

Do đấu tranh khá kiên cường, tôi và Kỹ sư Đỗ Nam Hải được Mạng Lưới Nhân quyền tại Nam Cali trao giải Nhân quyền năm 2006 [7], và Tổ chức Human Rights Watch trao giải Hellman-Hammett năm 2007 [8]. Với giấy mời sang Hoa Kỳ từ 2 tổ chức trên, và với passport có sẵn từ trước khi đấu tranh, tôi đã xin được visa để đến Hoa Kỳ vào cuối năm 2006 qua ngả Campuchia và Thái Lan, chủ yếu là để nói với thế giới về những vi phạm nhân quyền của CSVN với tư cách chứng nhân. Vì thế, tôi đã đến với chính giới và các cộng đồng Người Việt tại nhiều quốc gia, là Hoa Kỳ, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, và Đức để làm chứng về những vi phạm nhân quyền của CSVN.
[7]    Được Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam trao Giải Nhân quyền năm 2006:
https://vietbao.com/a95114/trao-giai-nhan-quyen-2006-do-nam-hai-nguyen-chinh-ket
[8]    Được Human rights Watch trao giải Hellman-Hammett 2007:
https://www.hrw.org/legacy/vietnamese/docs/2007/02/06/vietna15280.htm

Vì thế, vào tháng 3/2007, Nhà cầm quyền CSVN đã ra lệnh truy nã tôi [9]. Do tình trạng đàn áp nhân quyền trong nước ngày càng gia tăng, nên sau 2 năm ở lại Hoa Kỳ với tư cách du khách (visitor), tôi không thể xin gia hạn visa nên phải xin tị nạn tại Hoa Kỳ. Và hiện nay, tôi đang sinh sống tại Houston, Texas, và tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền trên mặt trận truyền thông.


No comments:

Post a Comment